• 0901 80 1493
  • thatduongvietnam@gmail.com

Trang chủ

Chào các bằng hữu,

Trước hết chúng tôi có một câu chuyện muốn thưa cùng:

Xưa, có một Danh Y rất nổi danh trong ngành Y. Nổi danh đến mức nhiều người muốn được dựa vào tên ông, và tên ông được lấy làm tên gọi chung của các Danh Y ngày đó. Một hôm, vua vời ông đến và hỏi: Ta nghe nói ba anh em nhà Thầy đều giỏi y thuật, Thầy thử nói cho ta xem trong ba người, y thuật của ai cao minh nhất. Danh Y thành thật đáp: anh Cả của Thần, y – thuật cao nhất; anh Hai thứ hai; còn Thần, y – thuật kém nhất trong ba anh em. Vua ngạc nhiên hỏi: thế tại sao Thầy lại nổi danh nhất, còn hai người anh lại ít ai biết đến?!

Nguồn: Internet

Danh Y đáp: Vì anh Cả thần chữa bệnh cho người, thường là: phòng bệnh, người bệnh được chữa khi chưa có triệu chứng gì bộc lộ ra ngoài – người đó trông như không có bệnh gì cả. Cho nên người ta không biết anh đã ấy trừ bỏ trước bệnh cho người. Còn người anh thứ hai của Thần thì trị được bệnh khi bệnh mới có dấu hiệu triệu chứng, ngay từ đầu anh ấy dùng thuốc đuổi được bệnh, nên người ta cho rằng anh ấy chỉ chữa được bệnh vặt – mà không biết rằng nếu để bệnh phát triển tiếp thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng, cho nên danh tiếng anh chữa được các bệnh vặt lan truyền nơi thôn quê. Còn Thần, tại sao lại nói là y – thuật kém nhất là bởi: Thần chỉ có thể ra tay khi bệnh/tính mạng của con người đã nguy cấp, điều Thần có thể làm được là phá huyết mủ, đắp thuốc, phẩu thuật cho người ta, những việc dính dáng đến máu me thường do Thần làm. Kết quả vừa ra tay là có thể cải tử hoàn sinh – cho nên thân danh của Thần vang khắp,..

 Bệ Hạ hãy xem: Người có thể phòng bệnh khi nó chưa xảy ra là giỏi nhất thì lại không được người đời biết đến; Người có thể ra tay chữa bệnh khi bệnh mới phát thì bị người đời coi là chỉ biết chữa bệnh vặt – danh chỉ truyền nơi thôn quê; Còn đến khi sinh mạng sắp mất mới ra tay cứu người – cứu thế nào cũng để lại di chứng, người bệnh đều bị tổn hại lại lừng danh trong thế gian.

Từ chuyện trên, chúng ta nhận thấy rằng thời mà chúng ta đang sống Thật quá “Hiện đại”, cái xấu trong Y thuật đã quá cỡ.. Những thầy thuốc chữa được bệnh và để lại di chứng, chữa bệnh để bệnh nhân phải luôn lui tới phòng mạch của mình,.. Bác sĩ có nhiều bệnh nhân và nhiều tiền – được cho là bác sỹ giỏi. Vậy đấy! Qua câu chuyện và nhiều bài khác Chính Tâm viết trên mạng (internet) với lòng mong Bằng hữu hãy bình tĩnh để biết đâu là Thầy thuốc chơn chính; Đâu là thuốc Thật; Thuốc là gì!!! Cứ mãi theo Âm âm – Dương dương,.. mà chẳng hiểu “Thần – Y” thật là ai.

Sản phẩm trà Quân Bình – Những cảm nhận khác biệt

Ai ai, khi sản xuất ra sản phẩm cũng đều cho sản phẩm mình là thế này là thế nọ, có lẽ cũng chính vì vậy mà người đời nói  “Mèo khen mèo dài đuôi”..  Không mấy ai nhận ra được và đủ bình tĩnh để nhận thấy những điểm sai, những điểm chưa phù hợp của chính tự bản thân mình,. Vậy nên, khi mà con người ta làm một điều gì đó mà sai đi sai lại mãi, người đời lại nói “Đến chết  vẫn không chừa”.. Ở trong đó có chúng ta không nhỉ?!

Vậy làm sao để mỗi người biết rằng, dễ nhận ra mình đang mất cân bằng!?.. Có nhiều con đường để nhận thấy,.. Tuy nhiên! Trong lãnh vực ăn uống, Chính Tâm xin đề xuất sản phẩm Trà Quân Bình,.. hay nói gần hơn, đó là những thực phẩm Quân Bình sẽ làm cho con người ta được bình yên, thanh tĩnh,.. Những lối sống cảm nhận thực thụ, chắt lọc tinh túy và lựa chọn tánh bền vững trong ăn – uống..

Những việc làm đơn giản, ăn uống,.. của một con người chính là nền tảng phát triển và hình thành tố chất, thể hiện bản chất của mỗi người. Phải chăng vì vậy người “vĩ đại”, Nhà Bác học luôn giữ trong mình một tánh quân bình, một sự lựa chọn quân bình. Nước Trà Quân Bình, êm dịu, mang theo tánh Tự nhiên của thân trà đó là vị đắng, vị nhẫn, và các vị khác nếu chúng ta  đủ quân bình để cảm nhận. Trong đó có cả vị ngọt. Đặc biệt là khi dùng xong, tuy với rất nhiều chất có trong trà nhưng ta vẫn thấy êm dịu và thư thả. Đó là đặc tánh  hiền – lành, quân bình.

Trà là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ..

Tình ngàn năm vẫn thế

Chỉ có oán hận sầu

Trà ngàn năm vẫn thế

Bát ngát mùi bể dâu.

Những người học xưa, dù có một cuộc sống đơn giản mấy đi chăng nữa, vẫn không thể thiếu trà trong cuộc sống thường nhật. Trà giúp các nhà Nho có thêm chất liệu cho cuộc sống tinh thần, làm lòng mình thêm lắng dịu, bù đắp giá trị tinh thần cho nếp sống thanh đạm:

Mai sớm một tuần trà

Canh khuya dăm chén rượu

Mỗi ngày mỗi được thế

Thầy thuốc xa nhà ta …

Lê Quý Đôn quan niệm về nghệ thuật uống trà: “Một chén lòng sạch bong, hai chén lòng phơi phới, đến chén thứ bảy thì dưới hai cánh tay như có cánh thổi lên làn gió mơ màng..”. Có người cho rằng uống như vậy thì hơi nhiều, nhưng chén trà của các cụ là chén mắt trâu, chén hạt mít. Uống trà là một thú vui tao nhã, ý nghĩa thật mênh mông, tâm hồn thăng hoa đến bất tận.

Nhấp ngụm trà thơm khà một tiếng

Trăng vàng rớt xuống đáy ly nghiêng

Quỳnh hoa hương ngát đầy cõi mộng

Có phải ta vừa lạc chốn tiên …

Trà là tri âm, tri kỷ: Ta-hương trà-bóng trăng nữa là ba. Nhưng cũng có khi trà mang đến cho ta tình huynh đệ giữa những người cùng sở thích, âu đó cũng là một hạnh phúc:

Cứ ngỡ trọn đời chỉ mình ta

Cô liêu quạnh bóng giữa hương trà

Đâu ngờ men đắng đưa người đến

Huynh đệ sum vầy một tiếng ca

Cũng có khi không cần phải tìm kiếm đâu xa những tri âm hay tri kỷ. Người hiểu ta, thương ta, lo lắng cho ta như là mẹ, bao dung như là chị, nũng nịu với ta như là em gái, người mà bình đẳng với ta trong mọi lo toan gánh nặng cuộc đời, hành trình trọn kiếp, người mà xa thì ta nhớ mong, gần thì ta hờn giận… đó là vợ ta vậy:

Cùng em nâng chén trà hương

Khi ngày mới chớm khói sương mịt mờ

Trăm năm thu ngắn một giờ

An vui hạnh phúc bên bờ thần tiên

Khi tìm hiểu thông tin về Trà, Cây Chè Xanh – Người viết cảm kích với  tấm lòng của người sáng tác, xin được trích  dẫn và giới thiệu cùng Quý bạn đọc:

BÁT CHÈ XANH

“Chè già theo tuổi mẹ

Nặng bước đời mình ta

Hãy trở thành đoá hoa

Trên đồi cao thơm phức

Chắc mẹ còn đang thức

Hồn tan trong bao la

Chút lòng quê còn lại

Qua bát chè xanh đây

Mẹ già như tháp cổ

Trên quê hương mỏi gầy

Hết rồi còn chi nữa

Hàng chè xanh năm xưa?

Mất rồi chiếc ấm đất

Đun củi khô trong vườn!!!

Ta lạc giữa quê hương

Lạc trong điều giả dối

Lạc trong sự  già cỗi

Của chân tình ngày xưa!

Bát chè xanh. Em ơi

Ngày xưa người ta nấu 

Đãi khách cơn khát đường

Bây giờ biết tìm đâu?

Cảm tác với bài thơ trên đã có nhiều người viết,.. trong đó xin đơn cử một bài, tạm gọi là mượn để tóm lược đồng cảm:

Bát chè xanh in sâu

Bóng mẹ già con uống

Giờ đây dầu có muốn

Đâu còn nữa mà mong!

Đó là những gì mà Chính Tâm đã thấy được, NHƯNG! Không phải vì CÁI THẤY ĐÓ,.. mà  Chính Tâm đã sản xuất ra sản phẩm TRÀ QUÂN BÌNH – Một sản phẩm làm từ cây Chè Xanh – Việt Nam. Cớ gì mà Chính Tâm lại nhắc đến hai chữ Việt Nam, xin chỉ nhắc chứ không phân tích thêm ở trong bài viết này, nhắc để người đọc gần hơn với Thiên nhiên, với tánh Tự nhiên  vốn có của Trời – Đất. Mỗi vùng quê, mỗi con người, mỗi cảnh vật tự Trời – Đất sanh ra,..

Ngoài những sản phẩm đang có, Chính Tâm không biết nói gì hơn, chỉ biết liều mạng dựng một “lán” thơ, “chòi” thơ để xin được ở gần cùng những người trước, đã thấm hiểu về chè xanh với lời dặn của tiền nhơn: “Thấy nơi chính nghĩa, đường hoàng thì theo”:

NƯỚC CHÈ XANH

Ai dạy ! Con biết à á a..

Để rồi từ đó tiếng Ma Me

Ba bà, pa pa, me me ơi!

Con gọi mẹ, ba bà.. à.. ơi .. !

Đất nước tui, xanh xanh từ đó

Thương mãi vàng – xanh, thăng trầm ơi

Trời xanh, Biển xanh, chè cũng xanh

Thương tổ quốc tôi, tiếng nước tui

Cốc nước trà xanh, ta gặp bạn

Chén nước chè xanh ai nhớ ai

Bóng dáng Chè xanh người xa xứ

Chè xanh vẫn xanh tiếng mẹ ơi !

Lòng mong quốc thái, ngày hòa đêm

Quân bình đồng bào trà chung nước

Ai lớn khôn không lần lỡ dại

Cha mẹ nào nỡ bỏ con xanh xao.

Và có riêng một bài về Quân Bình,  tuy nhiên với những lý do khác nhau, Chính Tâm xem được trích đoạn để giới thiệu cơ bản hai chữ Quân Bình trong bài thơ :

Quân Bình! Quân Bình ơi, Quân Bình!

Đủ muôn ngàn mất, đã ngần chưa!

Pháp kia, Pháp nọ bên này, bên kia

Thuyết này, Thuyết nọ bên kia bên này

Thuyết kia, Pháp nọ ấy Người sinh

Trời sanh, Trời nói sao người nói

Tam sao thất bổn Thiên hạ truyền

Thế gian lại nói thấy Trời thay

Thay Trời để biết mưa rồi nắng

Nắng kia để biết mát là sao 

Trời xa, Trời nói mãi ngàn năm

Nói Thật khó nghe, Dối dễ ưa!

Dối kia nghe lâu, thành “biết” Thật

Đến nay Thật biết gốc là Thiệt  

Thật, Giả khó phân, Thiệt thì không

Quân Bình lại có, có từ đây

(Hai bài này cũng đã được Chính Tâm “liều” diễn ngâm và ý nhạc dự kiến sẽ đưa lên internet ở trang: www.traquanbinh.com;   www.thatduong.vn;   www.chinhtam.vn

Trong quá trình biên tập, tổng hợp những dòng giới thiệu này, Chính Tâm cũng đã tìm hiểu thêm các tài liệu, thông tin từ các quốc gia khác, châu lục khác. Đặc biệt là Trung Quốc – một quốc gia luôn tự hào về nhiều mặt, nhưng chưa thể tìm thấy điểm nào khác biệt. Sự nghiên cứu và tìm hiểu là có giới hạn, nên rất mong đóng góp từ nhiều gốc độ của quý Bằng hữu, để cái hạnh phúc được vun đầy và xoay vần mãi..

Trân trọng giới thiệu!